Sử dụng Anh đào Nam Kinh

Loài cây này được trồng từ lâu theo dòng lịch sử trong vùng Đông Á để lấy hoa và quả.[3] Nó được du nhập vào quần đảo Anh năm 1870,[1]Hoa Kỳ bởi Vườn ươm cây Arnold năm 1892.[7][8][9]

Nó được gieo trồng cho nhiều mục đích. Quả ăn được, được dùng để làm nước quả, mứt hoa quả, rượu vang v.v.[9] Nó cũng được trồng làm cây cảnh, được đánh giá cao vì hoa và quả của nó, cũng như được xén tỉa để trồng trong nghệ thuật bonsai với thân kép hay hình dáng lùn hay để mọc thẳng.[8] Nó cũng được dùng làm gốc ghép lùn cho các loài anh đào khác. Tại Mãn Châu và trung tây Hoa Kỳ, loài cây bụi này được trồng làm hàng rào chắn gió. Trong điều kiện gieo trồng, nó phát triển tốt trong điều kiện đất hơi chua và thoát nước tốt.

Một vài giống cây trồng được chọn lọc; bao gồm 'Graebneriana' (Đức), 'Insularis' (Nhật Bản và Triều Tiên), 'Leucocarpa' (Mãn Châu; quả trắng), 'Spaethiana' (châu Âu).[5]

Prunus tomentosa

Phân loại

Carl Peter Thunberg miêu tả loài cây này từ các dữ liệu trong gieo trồng thu thập được tại Nhật Bản trong giai đoạn từ tháng 8 năm 1775 tới tháng 11 năm 1776 khi ông sống tại đảo Dejima (出島) trong vịnh Nagasaki. Ông công bố miêu tả này hai lần, lần đầu trong Systema Vegetabilium của Murray, ấn bản lần thứ 14 (trang 464) vào tháng 5-6 năm 1784,[2][10] và lần thứ hai trong Flora Japonica của Thunberg (trang 203) vào tháng 8 năm 1784. Ông miêu tả loài này là "fol. ovatis subtus tomentosis", để biểu thị rằng loài cây này được đặt tên từ tomentum, hay lông măng, trên mặt dưới của phiến lá. Murray ghi nhận là "Thunb. l.c.M."[11]